Để tồn tại được và tiếp tục duy trì với công việc bạn cần điều chỉnh tâm lý cũng như lối làm việc của bản thân để phù hợp với tình hình.
Dưới đây là 5 lời khuyên từ các chuyên gia giúp bạn bình thản đối mặt với những thay đổi này:
Xác định và thừa nhận rõ điều gì đã qua và điều gì đang đến
Dù công ty bạn có là một công ty lớn và nổi tiếng, bạn từng tự hào được là nhân viên của họ vì mức lương cao, chế độ đãi ngộ hợp lý,… nhưng giờ đây bạn cần biết rằng tình trạng công ty đang ở mức nào? Hiện tại có những nguồn thu nào để duy trì sự hoạt động cho công ty, mất và còn lại bao nhiêu khách hàng?...
Nắm rõ được những thông tin này, thì bạn sẽ biết rõ được mức độ nguy hiểm mà công ty phải đối mặt. Đó cũng chính là sự nguy hiểm mà nhân viên phải thừa nhận và nên biết để thay đổi trong cách ứng xử. Bạn có thể phải làm việc nhiều hơn những mức lương vẫn ở mức đó, thậm chí bị cắt giảm. Đó là một trong những điều bạn cần chuẩn bị trước tâm lý để đối mặt.
Tìm kiếm những cơ hội “nhỏ hơn”
Dù tình hình kinh tế có suy yếu, công ty cũng phải thu hẹp kinh doanh nhưng vẫn luôn có cơ hội cho những người có năng lực và biết cách tìm kiếm. Hãy biết chấp nhận cả những cơ hội nhỏ nhất đến với bạn để tồn tại hơn là chỉ chăm chăm tìm những cơ hội lớn lao để rồi nhận được con số 0.
Xác định “sống chung” với thay đổi hay ra đi
Dù là trong tình hình đang thay đổi thì mọi người có thể lựa chọn giữa việc chấp nhận sống chung với thay đổi đó hoặc ra đi tìm một lựa chọn khác. Nếu bạn tin tưởng vào bản thân thì dù trong tình hình nào bạn vẫn có thể tìm được việc làm. Vì thế bạn cần lựa chọn sớm liệu ra đi là điều tốt hay ở lại và thay đổi theo tình hình sẽ có lợi hơn. Việc bạn càng quyết định nhanh bao nhiêu thì cơ hội tìm được việc làm của bạn càng cao.
Thu thập những kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với sự thay đổi
Sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến bạn, đó là điều bạn cần phải tìm hiểu rõ. Trước đây, có thể bạn chỉ phải làm những phần việc trong trách nhiệm công việc của bạn nhưng giờ đây sếp đòi hỏi bạn phải làm được nhiều hơn thế nếu không muốn bị sa thải. Bạn không thể nói không, thay vào đó bạn nên sẵn sàng thu nạp thêm những kiến thức mới để phục vụ cho yêu cầu của sếp và công ty.
Cùng đồng nghiệp biến thay đổi này những cơ hội
Cùng với đồng nghiệp bàn bạc tìm ra giải pháp để những thay đổi này đem lại lợi ích cho công ty. Sếp chắc chắn sẽ đánh giá cao nỗ lực của bạn và tín nhiệm bạn như nhân viên lâu năm và giỏi giang. Ngoài ra thay vì chán nản bạn nên động viên và khuyến khích để mọi người gắng làm việc chăm chỉ, cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn này. Mọi thứ rồi cũng sẽ qua và chúng ta cần chuẩn bị cho sự khởi đầu tiếp theo.