Bắt đầu một vị trí công việc mới, có thể bạn cảm thấy
thú vị, hào hứng nhưng sẽ không tránh khỏi những căng thẳng, lo lắng ban
đầu.Cảm giác ấy sẽ theo bạn trong suốt thời gian
mấy tháng đầu, khi bạn còn được coi là nhân viên mới và sếp cũng như các
đồng nghiệp sẽ coi đó là lúc để dánh giá năng lực của bạn xem có phù
hợp với công ty hay không. Nên nhớ rằng, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng
rất quan trọng bởi đó sẽ là bước khởi đầu, đặt nền móng đầu tiên cho bạn
vững vàng những bước tiếp theo.
|
Vào công ty mới, ấn tượng đầu tiên đối với đồng nghiệp
là rất quan trọng (Ảnh minh họa) |
Những bí quyết sau sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển và
khẳng định được bản thân ở vị trí mới:
- Ra đi
"chuyên nghiệp"
Nếu đã quyết định "nhảy" việc dù là
vì bất kỳ lý do gì, bạn cũng nên chia tay sếp và các đồng nghiệp một
cách tử tế và nhẹ nhàng. Tốt nhất là nên gửi thư cho everyone
và cảm ơn mọi người đã giúp đỡ bạn trong thời gian qua. Kiểu chia tay
nhẹ nhàng, lịch sự này sẽ giúp bạn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp
lâu dài với đồng nghiệp, đừng nghĩ rằng ra đi là hết và chẳng thèm có
lời chào tử tế với mọi người.
- Nâng cao kỹ năng
Mỗi công việc có một đặc thù riêng, việc này cần đến kỹ
năng này nhưng việc khác lại cần nhiều kỹ năng khác mới mẻ hơn. Vì thế,
khi chuyển sang công việc mới, bạn nên tham gia một khóa học để sử dụng
cho thành thạo những kỹ năng cần thiết. Cũng có thể ở chỗ này, bạn cần
dùng nhiều đến Excel, sang chỗ khác, vẫn là Excel thôi nhưng bạn sẽ phải
dùng đến nhiều tính năng phức tạp hơn. Để tránh bị lúng túng và thích
nghi với công việc mới nhanh hơn, hãy chủ động giành thời gian học thêm,
có thể là những khóa học trực tuyến để vừa học vừa làm.
- Quên những thói quen cũ
Bạn đã
làm ở nhiều nơi và có những cách làm việc riêng đã trở nên quen thuộc
với những quy trình, thủ tục nhất định. Nhưng bước vào công ty mới, hãy
quên những cách làm việc cũ ấy đi bởi mỗi công ty sẽ có những đặc thù
riêng. Có thể, ở công ty cũ, bạn thường làm việc và giải quyết công việc
trực tiếp kiểu "face-to-face" nhưng ở vị trí mới, bạn cần sử dụng
email, điện thoại và thậm chí cả YM để liên hệ, bàn bạc công việc với
mọi người. Hãy chú ý các giao thức phổ biến này và thích nghi thật nhanh
với môi trường mới bởi nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành
công của bạn.
- Tìm hiểu quy định của công ty
|
Hãy tranh thủ dành thời gian tìm hiểu về quy định của
công ty (Ảnh minh họa) |
Mỗi
công ty có những quy định riêng về việc sử dụng Internet. Có thể bạn
nghĩ đơn giản rằng, việc sử dụng Internet trong thời gian nghỉ trưa để
mua hàng online hoặc xem kết quả trận đấu bóng hôm qua chẳng có gì phải
ngại, nhưng biết đâu công ty mới lại cấm sử dụng Internet vào những mục
đích "lãng xẹt" như thế.
Thực tế, thông tin về công
ty mới không hề khó tìm, bạn hoàn toàn có thể xem trên các trang web
mạng xã hội để tham khảo những quy định của công ty để tránh những vi
phạm không đáng có.
- Làm quen với đồng nghiệp
|
Làm quen với đồng nghiệp mới cũng là một nghệ thuật
(Ảnh minh họa) |
Theo một
cuộc khảo sát gần đây do các nhà nghiên cứu ở Mỹ tiến hành, có đến 32 %
nhân viên cho biết, khó khăn lớn nhất của họ khi bắt đầu một công việc
mới là thích nghi với văn hóa công ty và làm quen với các đồng nghiệp.
Vì thế, để việc này được dễ dàng, các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về
những người bạn sẽ làm việc, tiếp xúc hằng ngày, để ý cung cách nói
chuyện, cách làm việc, giờ nghỉ ngơi... và cả sự nhiệt tình đối với các
hoạt động do công ty tổ chức. Trước hết, bạn hãy xin số điện thoại,
contact của những đồng nghiệp mới, những người luôn vui vẻ và sẵn sàng
giúp đỡ bạn trong những tuần làm việc đầu tiên.
Khi
bạn cố gắng để thích nghi với môi trường làm việc mới, để khẳng định
mình, hãy luôn tự nhắc nhở mình rằng, phải làm thế nào để sếp và các
đồng nghiệp mới thấy rằng, bạn chính là người thích hợp nhất cho vị trí
bấy lâu nay họ đang tìm kiếm. Vì thế, đừng ngại đặt câu hỏi với những
người xung quanh để tìm hiểu về các chương trình, dự án ở công ty. Khi
đã nắm được thông tin đầy đủ, bạn có thể bắt tay ngay vào những công
việc đem lại lợi ích thiết thực cho người chủ mới.