Ra ngõ gặp “cò”, vào DN gặp...“ma”
Cập nhật: 09/05/2006 9:30:00 SA
Chi phí 1 lao động VN bỏ ra để đi làm việc ở nước ngoài hiện nay thường cao hơn rất nhiều so với các nước như: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Mông Cổ, Trung Quốc.
Điều đáng nói là dù được tuyển trực tiếp hay qua trung gian, người lao động (NLĐ) thường phải trả những khoản chi phí ngầm cao hơn rất nhiều so với quy định. Chẳng hạn, ở “Chương trình cấp phép lao động nước ngoài” tại Hàn Quốc, chi phí ban đầu theo quy định chỉ 699 USD, nhưng thực tế nhiều người tốn cả chục ngàn USD mới đi được. Còn ở Đài Loan, chỉ riêng phí môi giới, có nơi thu 80.000 Đài tệ/người, thậm chí 120.000 Đài tệ, trong khi quy định là 60.000 Đài tệ (khoảng 28 triệu đồng)... Thời gian qua, các cơ quan chức năng bàn nhiều đến việc tiết giảm chi phí cho NLĐ. Nhưng dù có nỗ lực đến đâu, giá phí cắt cổ cũng sẽ khó giảm, nếu không dẹp được loạn... ra ngõ gặp “cò”, vào DN gặp... “ma”. Có lần, giám đốc chi nhánh một công ty XKLĐ tại TPHCM nói với người viết: Lao động mình đi làm việc nước ngoài bị ăn chặn tiền bạc rất... dã man. Dẫn chứng là giám đốc một trung tâm đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc một công ty XKLĐ tuyên bố sẽ xử lý nghiêm nếu nhân viên nào làm “cò”. Nhưng để lọt vào danh sách trúng tuyển đi Nhật Bản, Hàn Quốc, NLĐ phải gửi gắm hồ sơ cho... vợ giám đốc. Giá mỗi suất 1.000 USD. Một công ty XKLĐ khác thông báo công khai tuyển lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng khi lao động đến, họ nhận được ngay thông báo: Hết chỉ tiêu. Ra cổng về nhà, anh bảo vệ gọi ngược lại: “Muốn đi dễ lắm, hết giờ liên lạc với anh...”. Anh bảo vệ này là người nhà của giám đốc, chỉ cần bỏ ra 1.000 USD là... có chỉ tiêu ngay. Trong tổng số gần 170 doanh nghiệp (DN) XKLĐ, hiện chỉ mới có khoảng chục DN tư nhân, công ty cổ phần được cấp giấy phép. Phần đông DN làm XKLĐ là DN Nhà nước. Nhưng không phải DN Nhà nước nào cũng làm ăn đàng hoàng. Tình trạng tư nhân núp bóng DN Nhà nước làm XKLĐ đang xảy ra khá phổ biến. Chỉ cần mua lại giấy phép XKLĐ, các cá nhân có thể đường hoàng lập ra trung tâm, hoặc chi nhánh công ty XKLĐ. Để có được giấy phép, không chỉ ăn chia lợi nhuận theo thỏa thuận, mà hằng tháng, giám đốc công ty có giấy phép còn được lại quả riêng một số tiền không nhỏ. Lấy đâu ra tiền để ăn chia và lại quả? Câu trả lời được ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, nói thẳng: Chỉ có tận thu NLĐ bằng mọi cách. Cái gì độc quyền thì hay phát sinh tiêu cực. Tìm biện pháp tiết giảm chi phí cho lao động xuất khẩu phải bắt đầu từ khâu dẹp tình trạng DN làm “ma”...

Theo Người Lao Động

Đã xem: 1537


Bài liên quan
Ba câu nên hỏi khi bị từ chối tăng lương (11/04/2019 8:36:00 SA)
40 câu hỏi phỏng vấn "hại não" nhất mà Apple đặt ra cho các ứng viên (07/11/2018 8:12:00 SA)
Câu hỏi phỏng vấn phổ biến về phong cách làm việc (16/10/2018 10:19:00 SA)
5 điều "làm khó" nhà tuyển dụng (28/08/2018 8:54:00 SA)
Các chiến lược chung để duy trì nhân viên (28/08/2018 8:53:00 SA)
Không khuất phục trước những câu hỏi phỏng vấn “ngớ ngẩn” (27/06/2018 8:57:00 SA)
Chuyển bại thành thắng buổi phỏng vấn bằng thư cảm ơn (29/03/2018 8:29:00 SA)
Viết email xác nhận thư mời phỏng vấn sao cho chuẩn chỉnh? (29/03/2018 8:25:00 SA)
Lời khuyên dành cho ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn (23/03/2018 8:46:00 SA)
“Hại não” với 15 câu hỏi phỏng vấn xin việc từng xuất hiện (01/02/2018 10:17:00 SA)
Việc làm tại Công ty hàng đầu
Công ty Quốc huy
Kết nối số
NIC GROUP
Công ty CP Viễn Thông FPT
cong ty Investip
Cong ty HB
Emirates Jobs
Cong ty moore
Công ty TNHH Acquy GS Việt Nam
NIC HR