Lời khuyên dành cho ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn
Cập nhật: 23/03/2018 8:46:00 SA
Bằng cấp và kĩ năng của ứng viên là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm khi phỏng vấn. Tuy nhiên, việc ứng viên có được chọn hay không còn phụ thuộc rất lớn vào biểu hiện của họ trong suốt quá trình phỏng vấn: cách ứng viên thể hiện, diễn đạt như thế nào…
Bài viết sau đây nêu ra những điều ứng viên cần lưu ý trong suốt buổi phỏng vấn, từ cái nhìn đầu tiên đến cái bắt tay chào tạm biệt cuối buổi phỏng vấn, vì những quy tắc xã giao cơ bản này có thể gia tăng thêm cơ hội cho ứng viên, như âm lượng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, hay cách trả lời câu hỏi.
Những quy tắc xã giao trong kinh doanh
Để có được công việc mong muốn, ứng viên nên xuất hiện với một tác phong chuyên nghiệp, tự tin và bản lĩnh. Nhà tuyển dụng không chỉ xem xét năng lực làm việc mà còn có khả năng giao tiếp của ứng viên với những người đồng nghiệp mà họ sẽ làm việc chung. Thông qua những ấn tượng ban đầu, nhà tuyển dụng có thể đoán được kĩ năng giao tiếp và cách cư xử của ứng viên.
Nếu ứng viên có những biểu hiện ban đầu sau đây thì khả năng thất bại là rất cao:
Bạn thật sự không thể làm việc tốt trong hoàn cảnh này, đặc biệt là những công việc đòi hỏi kĩ năng làm việc nhóm, hay liên quan đến khách hàng.
• Bạn không quan tâm đến xung quanh, hay không cư xử tôn trọng với những người đang tương tác với bạn.
• Bạn là người thiếu lễ phép.
10 lời khuyên về quy tắc xã giao ứng viên nên lưu ý
Đúng giờ: Nếu ứng viên tới trễ chứng tỏ đó là người không có khái niệm thời gian. Trong trường hợp này hãy gọi cho nhà tuyển dụng để thông báo thời gian bạn đến
Nói lời cảm ơn: hãy nói lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian gặp bạn khi bắt đầu và kết thúc buổi phỏng vấn.
Trang phục thích hợp: nếu ứng viên ăn mặc quá cầu kỳ hay trang trọng, thì khi đó cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều cảm thấy không thoải mái.
Giới thiệu bản thân: giới thiệu bản thân với những người ứng viên gặp trong buổi phỏng vấn
Bắt tay: hãy bắt tay với những người mà bạn gặp, hãy sử dụng cái bắt tay chắc chắn nhưng không quá mạnh, và giao tiếp bằng ánh mắt.
Hãy ngồi khi được yêu cầu: không nên ngồi trước khi được mời.
Đặt những vật dụng cá nhân dưới sàn cạnh ghế ngồi: hãy đặt nó vào lòng của bạn, hay trên cạnh bàn, bàn cà phê trước mặt bàn, không đặt lên chỗ của người phỏng vấn nếu bạn không được cho phép. Túi xách bạn nên giữ dưới chân không nên để trên bàn hay trên ghế.
Không hỏi nơi nào dành cho ăn uống và hút thuốc: Nếu được phép ăn uống, bạn nên hỏi vị trí phòng cho phép ăn uống, hành động này khiến bạn cho thấy mình là người xem trọng quy tắc.
Tắt điện thoại và các thiết bị điện: nếu bạn đặt chế độ rung, buổi phỏng vấn của bạn vẫn có thể bị gián đoạn vì cuộc gọi bất ngờ.
Hãy luôn giữ thái độ tích cực và thân thiện.
Âm lượng giọng nói
Âm lượng giọng nói của ứng viên đôi khi đóng vai trò quan trọng. Ứng viên có thể nói họ biết làm việc đó như thế nào, nhưng cách nói thiếu tự tin làm cho nhà tuyển dụng không thấy được điều ứng viên nói là đúng.
Những điều ứng viên cần lưu ý khi phỏng vấn:
1. Hãy dừng khoảng 5 giây trước khi trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng. 5 giây có thể hơi dài nhưng qua đó cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên có suy nghĩ chắc chắn trước khi đưa ra câu trả lời
2. Đừng “chém gió”, hãy trả lời câu hỏi một cách chân thật với cách nói thu hút. Ứng viên nên tránh việc lên cao giọng cuối câu, như vậy sẽ tạo cảm giác ứng viên không chắc chắn điều mình nói. Tuy nhiên, cũng không nên nói đều đều trong suốt buổi phỏng vấn vì như vật sẽ gây cảm giác “buồn ngủ” cho nhà tuyển dụng
3. Hãy thực hành cách trả lời câu hỏi trước ở nhà nếu bạn có sẵn câu trả lời. Như vậy, ứng viên có thể thực hành cách điều chỉnh âm lượng giọng nói, tránh việc ứng viên phải ngắt quãng để cố gắng nghỉ câu trả lời, tạo sự tự tin hơn.
4. Hạn chế những từ um, ah và anh/chị biết đó vì những từ này tạo cho thấy ứng viên không tự tin về những gì họ đang nói
5. Tránh những từ như: “Tôi nghĩ tôi là..”, “Tôi hy vọng…” và “Tôi tin tôi có thể như vậy” vì chúng chứng minh ứng viên không chắc chắn khả năng của mình
Tránh việc biểu hiện sự căng thẳng ra ngoài. Việc này cho thấy bạn rất lo lắng về những mình thể hiện
6. Ứng viên có thể thực hiện nói trước khi đi phỏng vấn thông qua những hội, nhóm. Ví dụ như website Toastmaster
Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể được xem như “phương tiện” biểu đạt được hầu hết những thông tin mà bạn đang nói, bao gồm: quan điểm và suy nghĩ. Hơn nữa, ứng viên có thể cảm thấy tự tin và tích cực hơn khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn một cách chính xác.
Vậy làm sao phát triển ngôn ngữ cơ thể?
Hãy tưởng tượng bạn đang có một buổi phỏng vấn thực sự và quay video lại quá trình này. Hoặc bạn có thể thực hành với bạn hay thông qua Skype để bạn có thể nhìn lại chính mình. Chú ý vào những cử chỉ và cách thức của ngôn ngữ cơ thể mà bạn biểu hiện: như cắn môi, cau mày khi suy nghĩ hay căng thẳng.
Mặc dù, ngôn ngữ cơ thể thực sự rất quan trọng nhưng một yếu tố cần chú ý khác là sự tích cực, ứng viên nên có thái độ tích cực khi tham gia phỏng vấn. Nếu vậy, ứng viên sẽ xuất hiện một cách tự tin và thu hứt hơn.
Cách tốt để trả lời câu hỏi
Trả lời câu hỏi luôn là một phần rất quan trọng trong mỗi buổi phỏng vấn, do vậy, bạn cần biết cách làm thế nào để trả lời tốt nhất.
Làm rõ câu hỏi khi cần thiết: Thực tế, nhà tuyển dụng không phải luôn mong đợi câu trả lời của ứng viên, đôi khi họ muốn ứng viên nên dành thời gian cho những câu hỏi này.
Hãy chân thật: Đừng nên “chém gió” về những kỹ năng hay những việc bạn không biết, Nếu bạn thiếu một trong những kỹ năng được đề ra, hãy mạnh dạn nói thật với nhà tuyển dụng và bày tỏ quan điểm mình muốn học hỏi.
Luôn tuân thủ theo quan điểm của mình. Tập trung vào lý do vì sao công ty nên thuê bạn, kỹ năng và bằng cấp của bạn cho thấy bạn có thể đóng góp tốt cho công ty. Hãy dùng phương pháp STAR để có được câu trả lời chính xác.
Luôn trả lời câu hỏi dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm mà bạn có được. Nếu bạn ứng tuyển vào một ngành nghề khác với ngành nghề bạn đã theo đuổi trước đây. Có thể nhà tuyển dụng không hiểu được điều đó. Hãy kiên trì giải thích cho họ hiểu.
Tránh những chủ đề ‘ngoài lề”: những chủ đề này có thể bao gồm: đời sống cá nhân, chính trị và tôn giáo,…
Hãy sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và súc tích: Nói chậm, cẩn thận và chắc chắn.
Cung cấp thông tin phản hồi: Hãy nói với nhà tuyển dụng nếu bạn muốn được cung cấp những thông tin chính xác.
Interview.vn
Đã xem:
2479