Các chiến lược chung để duy trì nhân viên
Cập nhật: 28/08/2018 8:53:00 SA
Các nhà quản lý có thể làm gì để có thể giữ lại càng nhiều nhân viên giỏi càng tốt? sau đây là một danh sách vắn tắt những điểm cơ bản.

1) Để nhân viên có sự khởi đầu tốt.
Hãy bắt đầu bằng việc tuyển người phù hợp với công việc và đảm bảo rằng nhân viên mới hiểu họ đang hòa nhập vào cái gì. Một sự khởi đầu tốt cũng bắt đầu bằng việc định hướng cho nhân viên mới khiến họ cảm thấy mình được chào đón và là một phần của tập thể.

2) Tạo một môi trường tốt với các cấp lãnh đạo được nhân viên nể trọng.
Các nhà quản lý thường cho rằng chính sách của công ty và văn hóa của công ty quyết định môi trường làm việc. Trong một chừng mực nào đó thì điều này là đúng. Nhưng chính sách có thể bị phá vỡ. Trong nhiều trường hợp bầu không khí của phòng ban hay bộ phận còn quan trọng đối với nhân viên còn hơn là văn hóa của công ty tổng thể.

Những nhà lãnh đạo tệ hại sẽ không đem lại lợi ích gì trong một môi trường tốt. Có bao nhiêu người quản lý trong bộ phận của bạn làm cho người báo cáo trực tiếp khó chịu? Bao nhiêu người tính khí cáu kỉnh, thường xuyên
la mắng cấp dưới công khai, đổ lỗi cho người khác về thất bại của chính họ và chẳng bao giờ biết nói câu “Cám ơn, anh đã làm việc tốt đấy!”. Nếu các nhà quản lý hay cấp trên ở công ty bạn đều khó chịu như vậy thì có nguy cơ không sớm thì muộn, những nhân viên có năng lực sẽ ra đi.  Xét cho cùng thì thà thay thế nhà quản lý tồi còn hơn liên tục thay hàng lọat nhân viên giỏi.

3) Chia sẻ thông tin.
Thông tin được cung cấp thỏai mái – về kinh doanh, năng lực tài chính, chiến lược và kế họach – sẽ giúp các nhân viên hiểu rằng bạn tin tưởng họ, rằng họ là những cộng sự quan trọng, và bạn tôn trọng khả năng hiểu biết cũng như đóng góp vào kinh doanh của họ xét về mặt tổng thể.

4) Giao cho nhân viên quyền tự chủ ở mức họ có thể đảm nhận.
Nhiều người thích làm việc dưới sự giám sát ở mức tối thiểu. Vì vậy hãy để nhân viên được tự do quyết định những gì họ có thể. Điều đó sẽ giúp họ hài lòng hơn và giúp cho công việc của bạn với vai trò là một nhà quản lý dễ dàng hơn.

5) Thách thức nhân viên tư duy.
Hầu hết mọi người đặc biệt là người bạn muốn giữ lại nhất – thích được chinh phục thử thách và cảm thấy bạn tin tưởng họ với những trách nhiệm lớn hơn họ mong đợi. Vì vậy hãy đặt những người bạn muốn giữ lại nhất vào những công việc nhiệm vụ buộc họ phải tư duy động não và hỗ trợ họ những nguồn lực cần thiết để thành công.

6) Linh động.
Việc sắp xếp công viêc linh động sẽ giúp bạn có nhiều thành công trong việc duy trì nhân viên. Chắc chắn không phải mọi nhà quản lý đều có quyền sắp xếp mới tòan bộ công việc. Nhưng họ có thể cho phép sự linh động tại chỗ, chẳng hạn cho nhân viên thu xếp lại công việc để chăm sóc con ốm, hoặc hẹn khám với bác sĩ. Các nhân viên luôn đánh giá cao sự linh động này.

7) Thiết kế công việc để khuyến khích duy trìn nhân viên.
Không gì làm cằn cỗi tâm hồn đối với một nhân viên thông minh hơn là một công việc lặp đi lặp lại, quá biệt lập, thiếu thách thức, hoặc không vừa ý. Vì thế nếu bạn thấy tỷ lệ thay thế nhân viên cao là không thể chấp nhận trong một lọai công việc quan trọng nào đó, hãy xem lại những yêu cầu của công việc mà nhân viên phải thực hiện hằng ngày.

vitri-quanly.jpg

Bạn có thể khắc phục được vấn đề thay thế nhân viên này thông qua việc thiết kế lại công việc: làm cho những công việc lập đi lập lại được đa dạng hơn, thỉnh thỏang đưa các nhân viên họat động biệt lập vào các dự án theo nhóm, tăng thử thách…Nếu công việc liên quan đến một hoặc nhiều nhiệm vụ nhàm chán, hãy xem xét lọai bỏ hoặc thuê nguồn lực bên ngòai làm những nhiệm vụ đó.

8) Xác định sớm những người có thể rời bỏ công ty.
Môi trường làm việc tốt và công việc tốt là vấn đề thuộc về quan điểm cá nhân, những gì có thể là thách thức của người này nhưng lại là nỗi bận tâm của người khác. Do đó hãy đặt câu hỏi để bạn biết mình đang hành động hiệu quả ở mức độ nào.

9) Là nhà quản lý có định hướng duy trì nhân viên.
Đừng bao giờ quên rằng một phần trách nhiệm của bạn với vai trò nhà quản lý là đảm bảo bố trí đúng nhân viên vào bộ phận của bạn.Giữ những người làm việc tốt và xuất sắc là một phần của trách nhiệm này. Vì vậy hãy nhìn vào cách bạn quản lý khuyến khích những người giỏi ở lại, hay chính bạn đã vô tình đẩy họ đi?

Theo Cẩm nang nghề nghiệp

Đã xem: 5910


Bài liên quan
Ba câu nên hỏi khi bị từ chối tăng lương (11/04/2019 8:36:00 SA)
40 câu hỏi phỏng vấn "hại não" nhất mà Apple đặt ra cho các ứng viên (07/11/2018 8:12:00 SA)
Câu hỏi phỏng vấn phổ biến về phong cách làm việc (16/10/2018 10:19:00 SA)
5 điều "làm khó" nhà tuyển dụng (28/08/2018 8:54:00 SA)
Các chiến lược chung để duy trì nhân viên (28/08/2018 8:53:00 SA)
Không khuất phục trước những câu hỏi phỏng vấn “ngớ ngẩn” (27/06/2018 8:57:00 SA)
Chuyển bại thành thắng buổi phỏng vấn bằng thư cảm ơn (29/03/2018 8:29:00 SA)
Viết email xác nhận thư mời phỏng vấn sao cho chuẩn chỉnh? (29/03/2018 8:25:00 SA)
Lời khuyên dành cho ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn (23/03/2018 8:46:00 SA)
“Hại não” với 15 câu hỏi phỏng vấn xin việc từng xuất hiện (01/02/2018 10:17:00 SA)
Việc làm tại Công ty hàng đầu
Cong ty HB
Emirates Jobs
NIC HR
Kết nối số
NIC GROUP
Công ty Quốc huy
Công ty CP Viễn Thông FPT
cong ty Investip
Cong ty moore
Công ty TNHH Acquy GS Việt Nam