7 Lời khuyên đàm phán lương khi nền kinh tế bất ổn
Cập nhật: 04/04/2012 4:06:00 CH
Đã đến lúc bạn phải tham dự một cuộc phỏng vấn khi nền kinh tế bất ổn. Với những cuộc phỏng vấn kiểu này thì vấn đề thương lượng lương bổng không hề dễ. Tuy nhiên không vì thế mà run sợ hay mất bình tĩnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn gặt hái thành công ở những cuộc phỏng vấn như thế. Đã đến lúc bạn phải tham dự một cuộc phỏng vấn khi nền kinh tế bất ổn. Với những cuộc phỏng vấn kiểu này thì vấn đề thương lượng lương bổng không hề dễ. Tuy nhiên không vì thế mà run sợ hay mất bình tĩnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn gặt hái thành công ở những cuộc phỏng vấn như thế.
1. Định rõ mục tiêu
Cái đích bạn đặt ra không nên tập trung quá nhiều vào tiền bạc mà thay vào đó bạn nên tập trung vào cách mình có thể đem lại lợi ích cho công ty. Các chuyên gia cho rằng: “Khi ứng viên xác định rõ mục tiêu của mình gắn liền với lợi ích nhà tuyển dụng thì giá trị của họ sẽ tăng lên nhiều, tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và không cần đặt ra quá nhiều câu hỏi. Bởi vì đó chính là cái mà họ cần biết đến trog khi rất ít ứng viên làm được điều đó.
2. Tận dụng những thành tích cá nhân
Không nên bỏ qua bất cứ thành tích nào mà bạn đạt được trong quá trình học tập cũng như kinh nghiệm làm việc. Cần tích luỹ và tổng kết chi tiết qua mỗi năm, mỗi thời kỳ. Những thành quả đó có thể được hiện hữu trên trang giấy cũng có thể trên email tới nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện sự xuất sắc của mình qua những mình chứng cụ thể chứ không phải bằng những lời lẽ suông cùng thông điệp: “Hãy tuyển dụng tôi”.
3 Tạo cú ghi điểm
Nghiên cứu những gì mà ứng viên khác có thể đạt được và tìm cách để vượt qua các đối thủ đó. Cần thăm dò các câu hỏi kiểu “Công ty đã từng sa thải nhân viên?, Có thường xuyên thay đổi sếp?...Xâu chuỗi các vấn đề để có thể định ra cách giải quyết hữu hiệu.
4. Biết mình là ai trong con mắt nhà tuyển dụng
Trong phạm vi cho phép mức lương của bạn được tăng tới 2% và bạn đòi hỏi mức 4%, điều này chỉ có tính khả thi nếu bạn biết rằng mình đang được người phỏng vấn ưu ái.
5. Thái độ tôn trọng
Trước hết là sự tôn trọng chính bản thân mình, tôn gtrọn nhà tuyển dụng và cuộc phỏng vấn bạn đang tham dự. Thái độ tôn trọng của bạn ít nhất cũng không làm bạn mất điểm hay phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Trước khi bước vào phỏng vấn bạn không thể biết được rằng mình có thành công hay không nhưng một điều bạn hoàn toàn có thể làm chủ được là mục tiêu và những nỗ lực bản thân. Cách bạn tự biết điều chỉnh mình trong một cuộc phỏng vấn được coi là “khó nhằn” sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể đánh giá về bạn.
6. Chuẩn bị kỹ lưỡng và linh hoạt trong mọi tình huống
Chuẩn bị là một khâu tối cần thiết và thể hiện một người sáng suốt khi đi phỏng vấn. Đừng bật đèn đỏ cho nhà tuyển dụng bằng cách hỏi lại nhiều lần nhà tuyển dụng. Các chuyên gia gợi ý rằng nên lường trước các tình huống và tìm biện pháp giải quyết trước. Việc này tỏ ra hiệu quả hơn nhiều nếu bạn chỉ tìm cách giải quyết một vài tình huống nhất định trong suy nghĩ.
7. Tính kế lâu dài
Người khôn ngoan là người biết nắm lấy cơ hội chứ không chỉ nhắm tới yếu tố tiền bạc. Nghĩ kỹ về những chiến lược lâu dài bạn đặt ra ngoài mong muốn lương cao. Bằng chính năng lực và những kỹ năng vốn có để tạo ra được dấu ấn riêng trong công việc cũng như trong các mối quan hệ.
Nguyễn Hiền (Theo Yahoo.com)
Đã xem:
3283
|
|
|