Bạn là ứng cử viên nặng ký của vị trí đó, bạn đã
có một cuộc phỏng vấn thành công hơn mong đợi nhưng,... rốt cuộc bạn vẫn
không được tuyển dụng vào công ty. Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng,
ngoài chính bản thân bạn còn có thể vì những lý do sau:
Thay vì nuối tiếc và tự trách bản thân hãy nỗ lực và cố gắng không ngừng, bạn sẽ thành công (ảnh minh họa: Internet)
Họ chưa kịp gửi thông báo đến bạn
Có
thể bạn đã “lọt” vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng nhưng với quá
nhiều hồ sơ xin việc nên họ mất nhiều thời gian để có thể trả lời cho
những người khác và chưa kịp gửi lời chúc mừng tới bạn.
Họ không nhận thấy bạn là ứng cử viên tốt nhất
Có
thể bạn đã thể hiện rất tuyệt trong quá trình phỏng vấn và bạn cũng gây
ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng, tuy nhiên với họ bạn lại không
phải là người duy nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Có rất nhiều
những ứng cử viên khác đã thể hiện tốt hơn bạn và các nhà tuyển dụng đã
chọn họ vì cho rằng: họ mới thực sự là người có đầy đủ tố chất và khả
năng để đảm nhận vị trí mà họ đang tìm kiếm.
Lý lịch của bạn chưa thực sự xuất sắc
Có
thể bạn đã đề cập rất nhiều với các nhà tuyển dụng rằng bạn là người có
kinh nghiệm, có năng lực nhưng những gì họ thấy trong lý lịch của bạn
lại không nói lên điều đó. Điều này khẳng định thêm một lần nữa là những
gì bạn viết trong sơ yếu lý lịch rất quan trọng, đóng vai trò quyết
định không nhỏ trong việc bạn được nhận hay không?
Bạn mắc lỗi trình bày
Chuyên
gia tuyển dụng nhân sự Paradigm, Linsay Olson chia sẻ “Rất nhiều người
gửi hồ sơ xin việc mắc phải lỗi trình bày, họ miêu tả không chính xác
công việc mà họ định làm hoặc họ sử dụng những thông tin không chính
xác. Không hiểu họ lấy những thông tin đó ở đâu? Nhưng dù sao điều này
nói lên họ là những người bất cẩn và có phần cẩu thả,… Thêm một điều nữa
là có một số ứng cử viên còn thiếu đơn xin việc và một số giấy tờ khác
trong hồ sơ,…”.
Đột ngột cắt giảm nhân sự
Đôi
khi, sự cắt giảm nhân sự đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bạn không
được “gọi”. Điều này xảy ra do các công ty không điều khiển được tình
hình nhân sự, họ cho rằng họ có thể tuyển để dự phòng cho tương lai,
nhưng đến phút cuối thì thay vì “lo xa”, họ lại phải cắt giảm nhân viên
của công ty mình (Olson chia sẻ)
Cách giải quyết
Nếu
bạn nghĩ rằng mình mắc một trong những lỗi trên đây hoặc bạn chưa hài
lòng với những quyết định của ban tuyển dụng việc bạn nên làm ngay lúc
đó là : Liên hệ với công ty để tìm ra nguyên nhân vì sao họ từ chối bạn,
khi đã tìm ra rồi bạn sẽ biết cách “tùy cơ ứng biến”. Thêm nữa hãy xem
xét thật kỹ hồ sơ xin việc của mình để tìm ra khuyết điểm và rút kinh
nghiệm cho những lần kế tiếp.
Ngoài
ra bạn cũng có thể viết thư hoặc làm đơn yêu cầu công ty xem xét lại.
Nhưng cách tốt nhất là hãy tìm liên hệ với các nhà tuyển dụng, tìm hiểu
xem bạn thiếu những gì, sau đó hãy cố gắng hoàn thiện mình hơn. Cánh cửa
này đóng lại không có nghĩa là không có cánh cửa nào mở ra. Vẫn còn rất
nhiều cơ hội đang chờ đợi bạn ở phía trước. Thay vì nuối tiếc và tự
trách bản thân hãy nỗ lực và cố gắng không ngừng, bạn sẽ thành công.