9 cách giúp ứng viên thương lượng lương thành công
Cập nhật: 15/07/2015 8:40:00 SA

Theo khảo sát hàng năm của Salary.com, chỉ có khoảng một nửa lao động thương lượng mức lương của họ. Lý do là các ứng viên sợ rằng nhà tuyển dụng sẽ không thuê họ, do đó họ chấp nhận mức lương được đưa ra ban đầu.

Tuy nhiên những lo ngại của người tìm việc làm phần lớn không có cơ sở. Hơn 80% các nhà tuyển dụng trong một cuộc khảo sát của Salary.com cho biết họ luôn mong người lao động thương lượng mà không bị sa thải hay giáng chức. Vậy, bạn đã biết cần phải làm gì khi muốn thương lượng mức lương hay tăng lương như mong đợi chưa? Hãy tham khảo 9 cách giúp ứng viên thương lượng lương thành công sau đây!



1. Hiểu rõ mức lương trung bình của người lao động

Không ít các công ty (bao gồm cả công ty lớn và nhỏ) lách luật trả người lao động mức lương thấp hơn mức lương trung bình của nhà nước. Hoặc cách tính lương có sự không minh bạch giữa lương làm chính, lương làm thêm, tiền phụ cấp và phí đóng bảo hiểm. Vậy nên, bạn đừng quên đối chiếu mức lương trung bình của người lao động ở thời điểm hiện tại với mức lương đưa ra của nhà tuyển dụng để được trả lương chính đáng.

2. Đưa ra mức lương hiện tại của bạn

Quy tắc là đừng bao giờ nhận làm một công việc mới mà bạn được trả lương thấp hơn công việc cũ. Ít nhất, công việc mới của bạn có mức lương bằng mức lương của công việc cũ, nhưng đi kèm với nó phải là các quyền lợi và phúc lợi tốt hơn như cơ hội thăng tiến, cơ hội thử sức trong một lĩnh vực mới, chế độ thưởng và tăng lương thường niên tốt hơn.



3. Đưa ra những điểm mạnh vượt trội của bạn hơn các ứng viên khác

Bạn phải tìm mọi cách để thương lượng lương cao hơn mức trung bình. Hãy bắt đầu bằng những giá trị bản thân vượt trội của mình hơn các ứng viên khác. Ví dụ, yêu cầu công việc đòi hỏi kinh nghiệm, hãy chỉ cho người tuyển dụng biết rằng bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn những người khác. Nếu công ty cần người có kỹ năng ngoại ngữ tốt, đừng quên ghi trong hồ sơ tuyển dụng rằng bạn đã có những chứng chỉ ngoại ngữ uy tín cùng kinh nghiệm thực hành ngoại ngữ ở công ty cũ. 

4. Tính toán chi phí sinh hoạt

Tìm việc thời khó khăn không dễ dàng, thương lượng lương thành công do đó đòi hỏi bạn cần phải nhạy bén trong phân tích tình hình kinh tế. Khi vật giá tăng, chi phí sinh hoạt của bạn cũng tăng và bạn nên yêu cầu một mức lương tương xứng với vật giá tại thời điểm đi xin việc.

5. Tính toán chi phí việc làm

Nhiều công ty lớn chăm sóc nhân viên của họ rất tốt bằng cách trả thêm lương cho việc ăn trưa, thuê nhà, xăng xe, điện thoại. Hãy tính toán đến những hao tổn tiền cho công việc mà bạn phải bỏ ra và yêu cầu được trả thêm lương cho các chi phí đó. Và bạn phải hiểu rằng đây là điều hoàn toàn bình thường mà một người làm công được hưởng. 

6. Liệt kê ra những ảnh hưởng của công việc tới đời tư 

Một số công việc có tính chất đặc biệt như phải làm theo ca kíp, phải làm việc cuối tuần và làm việc không ngừng nghỉ vào các ngày nghỉ lễ lớn. Vậy nên bạn đừng quên đòi hỏi quyền lợi của mình khi làm việc trong điều kiện vất vả hơn các loại hình công việc hành chính khác. Cụ thể, bạn nên hỏi rõ chế độ trả lương làm thêm theo giờ, trả lương làm theo dự án và các đãi ngộ khác như bảo hiểm y tế, phụ cấp ăn uống…



7. Quan tâm đến các phúc lợi khác ngoài lương

Lương là một trong những điều quan trọng nhất của người tìm việc làm. Tuy nhiên, bạn đừng vội hài lòng với mức lương trung bình như các công ty khác. Hãy xét đến các loại phúc lợi khác mà công ty đem lại cho bạn như thưởng ngày lễ, thưởng nóng, thăng tiến, bảo hiểm, du lịch…

8. Đánh giá vị trí công việc và trách nhiệm của mình cho công việc đó

Một số công ty tuyển người tại một vị trí nhưng lại giao một đống trọng trách cho người lao động, trong khi đó tiền lương lại ít đi và không có cơ hội thăng tiến. Vậy nên, khi đã đi đến vòng phỏng vấn cuối cùng và được hỏi về mức lương như mong muốn, bạn nên hỏi lại nhà tuyển dụng công việc cụ thể mà mình sẽ làm và mức lương nhận được cần phải phù hợp với trách nhiệm mà bạn đảm đương.

9. Tìm hiểu các thông tin về công ty 

Trước khi đi phỏng vấn, bạn đừng quên tìm hiểu các thông tin về công ty, cũng như những người đã từng ứng tuyển tại công ty đó. Những trang web tìm kiếm việc làm, các diễn đàn hay các trang cộng đồng LinkedIn là những nơi bạn có thể ghé thăm và lấy được nhiều thông tin liên quan danh tiếng của công ty, đãi ngộ của công ty cho nhân viên, chế độ tăng lương và mức độ hài lòng của nhân viên.

 

 

Sources: Internet

Đã xem: 7159


Bài liên quan
Ba câu nên hỏi khi bị từ chối tăng lương (11/04/2019 8:36:00 SA)
40 câu hỏi phỏng vấn "hại não" nhất mà Apple đặt ra cho các ứng viên (07/11/2018 8:12:00 SA)
Câu hỏi phỏng vấn phổ biến về phong cách làm việc (16/10/2018 10:19:00 SA)
5 điều "làm khó" nhà tuyển dụng (28/08/2018 8:54:00 SA)
Các chiến lược chung để duy trì nhân viên (28/08/2018 8:53:00 SA)
Không khuất phục trước những câu hỏi phỏng vấn “ngớ ngẩn” (27/06/2018 8:57:00 SA)
Chuyển bại thành thắng buổi phỏng vấn bằng thư cảm ơn (29/03/2018 8:29:00 SA)
Viết email xác nhận thư mời phỏng vấn sao cho chuẩn chỉnh? (29/03/2018 8:25:00 SA)
Lời khuyên dành cho ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn (23/03/2018 8:46:00 SA)
“Hại não” với 15 câu hỏi phỏng vấn xin việc từng xuất hiện (01/02/2018 10:17:00 SA)
Việc làm tại Công ty hàng đầu
NIC HR
Cong ty moore
NIC GROUP
cong ty Investip
Công ty TNHH Acquy GS Việt Nam
Công ty CP Viễn Thông FPT
Kết nối số
Cong ty HB
Công ty Quốc huy
Emirates Jobs